fbpx
Thực vật dân tộc học ứng dụng
Tháng Chín 29,2017

Thực vật dân tộc học ứng dụng (Phần 1)

Sự đa dạng của cây cỏ trên thế giới và Việt Nam là điều không ai có thể phủ nhận

Về loài thực vật

Hiện nay, đã có khoảng 1.000.000 loài đã được đặt tên. Trong đó, có 309.800 loài được chấp nhận (theo đúng luật).

  • Thực vật có hoa chiếm: 352.000 loài
  • Thực vật hạt trần: 1.050 loài
  • Quyết thực vật: 15.000 loài

Tên đồng danh: 240.000 tên.

Về các dân tộc trên thế giới

Hiện nay, có khoảng 2000 dân tộc được ghi nhận trên thế giới. Mỗi dân tộc đều có ngôn ngữ riêng, được phát triển theo nhu cầu của người nói và lai với những dân tộc láng giềng để sinh ra những chi nhánh mới.

Tuy nhiên, số sinh ngữ luôn luôn thấp dần. Cách đây 500 năm có thể có 10.000 ngôn ngữ. Hiện nay, mỗi năm mất khoảng 25 ngôn ngữ. Dự đoán, 90% ngôn ngữ hiện nay được dùng sẽ mất vào năm 2100.

Sự đa dạng các dân tộc trên thế giới được biểu hiện xuyên qua 5 châu: Châu Á – Âu; châu Phi; châu Đại Dương, châu Mỹ. Một số dân tộc có dân số lớn trên thế giới:

  • Người Hán: 1,3 tỉ người.
  • Người Anh: 650 triệu người
  • Người Hindu: 550 triệu người.

Về phân bố của các dân tộc cũng rất đa dạng.

  • Những quốc gia đơn độc nhất: Mông Cổ, Czeck, slovakin, Triều Tiên, Nhật Bản…
  • Các quốc gia có hai dân tộc lớn cùng tồn tại: Canada, Bỉ…
  • Các quốc gia đa sắc tộc: Trung Quốc, Việt Nam…
  • Một số dân tộc phân tán trên thế giới: Zigal, Do Thái…

Các dân tộc trên thế giới khác nhau bởi cách sử dụng cây cỏ:

  • Nguồn thức ăn: Cung cấp carbonhydrat, protein, chất béo, hoa quả, rau cỏ và các chất dinh dưỡng khác.
  • Vật liệu làm nhà: Lợp nhà, đồ gia dụng
  • Mặc: Cung cấp sợi.
  • Thuốc chữa bệnh
  • Nguồn cung cấp vitamin: Con người không tự tổng hợp được.
  • Kinh tế: Cung cấp nguyên liệu sản xuất, như lương thực, mỹ phẩm, thuốc, quần áo, tanin, nhựa, …
  • Đời sống tâm linh, tín ngưỡng..

Các dân tộc ở Việt Nam

Ở Việt Nam gồm 8 nhóm ngôn ngữ:

Nhóm Việt – Mường: Có 4 dân tộc:

  1. Kinh (Việt)
  2. Chứt (Xá La Vàng, Chà Củi, Tắc Củi, Mày): Quảng Bình (Minh Hóa, Tuyên Hóa)
  3. Mường (Mol, Mual, Mọi): Hòa Bình, Bắc Thanh Hóa
  4. Thổ: Tây Nghệ An

Nhóm Tày – Thái: 8 dân tộc

  1. Bố Y (Chủng Chá, Trung Gia, Pầu Y, Pủ Dí)
  2. Giáy (Giắng, Nhắng, Sa Nhân, Pấu Thỉn, Chủng Chá, Pu Năm)
  3. Lào (Lào Bốc, Lào Nọi)
  4. Lự (Lừ, Duôn, Nhuồn
  5. Nùng
  6. Sán Chay (Mán, Cao Lan – Sán Chỉ, Hờn Bạn, Hờn Chùng, Sơn Tử)
  7. Tày (Thổ)
  8. Thái (Táy)

Nhóm Môn – Khmer: 21 dân tộc

  1. Ba Na (Bơ Nâm, Kon Kde, Ala, Kpang Công)
  2. Brâu, (Brao)
  3. Bru – Vân Kiều
  4. Chơ Ro (Châu Ro, Dơ Ro, Mọi)
  5. Co (Trầu, Cùa, Mọi, Col, Cor, Khùa)
  6. Cơ Ho
  7. Cơ Tu (Ca Tu, Ca Tang, Mọi, Cao, Hạ)
  8. Giẻ Triêng (Giang Rẫy, Brila, Cà Tang, Mọi Doãn)
  9. Hrê (Mọi đá vách, Chăm Rê, Mọi Lũy, Thạch Bích, Mọi Sơn phòng)
  10. Kháng (Xá Khao, Xá Đón, Xá Tú Lăng)
  11. Khmer
  12. Khơ Mú (Xá Cẩu, Pu Thênh, Tày Hạy, Việt Cang, Khá Klậu, Tênh)
  13. Mạ
  14. Mảng (Mảng Ư, Xá Lá Vàng, Niễng O, Xa Mãng, Xá Cang Lai)
  15. M’Nông
  16. Ơ Đu (Tày Hạt)
  17. Rơ Mămm
  18. Tà Ôi (Tôi Ôi, Ta Hoi, Ta Oih, Tà Uất, A Tuất)
  19. Xinh Mun (Puộc, Pụa, Xá)
  20. Xơ Đăng (Kmrâng, Hđang, Con Lan, Brila)
  21. X’Tiêng (Xa Điêng, Mọi, Tà Mun)

Nhóm Mông – Dao: 3 dân tộc

  1. Dao (Mán, Động, Trại, Dìu, Miến, Kiêm, Kìm Mùn)
  2. H’mong (Mông, Mèo, Mán, Miêu Tộc)
  3. Pà Thẻn (Pà Hưng, Mán Pa Teng, Tống)

Nhóm Kadai: 4 dân tộc

  1. Cờ Lao
  2. La Chí (Thổ Đen, Cù Tê Xá, La Tí, Mán chí)
  3. La Ha (Xá Khao, Xá Cha, Xá La Nga)
  4. Pu Khéo (Ka Bẻo. Pen Ti Lô Lô, La Quả, Mán)

Nhóm Nam đảo: 5 dân tộc

  1. Chăm (Chiêm Thành, Chăm Pa, Hời, Chàm)
  2. Chu Ru (Chơ Ru, Kru, Mọi)
  3. Ê đê
  4. Gia Rai, Chơ Rai
  5. RRa Giai (O Rang, Giai, Rô Giai, Radlai, Mọi)

Nhóm Hán: 3 dân tộc

  1. Hoa (Tiều, Hán)
  2. Ngái (Sán, Ngái)
  3. Sán Dìu (Trại, Trại Đát, Sán Rợ, Mán quần cộc, Mán quần xẻ)

Nhóm Tạng: 6 dân tộc

  1. Cống
  2. Hà Nhì (U Ní, Xá U Ní, Hà Nhì Già)
  3. La Hủ
  4. Lô Lô (Mùn Di, Ô Man, Lu Lọc Màn, Di, Qua La, La La, Ma Di)
  5. Phù Lá (Phú Lá)
  6. Si La (Cú Đề Xừ)

Thực vật dân tộc học là gì?

Là môn học nghiên cứu về cách thức con người tương tác và lý giải quan niệm của con người về cây cỏ ở môi trường địa phương.

Là môn học nghiên cứu về quan hệ giữa con người và cây cỏ trong môi trường địa phương

  1. Hữu ích cho cả con người và cây cỏ
  2. Hữu ích cho con người nhưng có hại cho cây cỏ
  3. Hữu ích cho cây cỏ nhưng có hại cho con người
  4. Có hại cho cả con người và cây cỏ.

Mục tiêu của Thực vật dân tộc học và ứng dụng

  • Tư liệu hóa, mô tả và giải thích các mối quan hệ văn hóa và cây cỏ

Thực vật được sử dụng và quản lý như thế nào: Thực phẩm, quần áo, tiền tệ, thuốc men, thuốc nhuộm, xây dựng, mỹ phẩm.

Nhận thức của xác hội loài người đối với vấn đề này

Quyền sở hữu trí tuệ và các thỏa thuận chia sẻ lợi ích.

  • Ứng dụng trong phát triển cộng đồng

Bảo tồn các loài cây cổ: Giống cây trồng và các hình thức đa dạng sinh học

Kiểm kê và đánh giá tình trạng bảo tồn của các loài

Cung cấp bền vững các nguồn tài nguyên cây cỏ từ hoang dã.

Tăng cường an ninh lương thực, dinh dưỡng, chăm sóc sức khỏe.

Bảo tồn, phục hồi và phổ biển các tri thức và sự uyên thâm về cây cỏ địa phương.

Tăng cường bản sắc dân tộc và quốc gia.

Xác định và phát triển sản phẩm mới từ cây cỏ như thực phẩm, hàng thủ công, các bài thuốc, làm vườn…

Nội dung thực vật dân tộc học

Các phạm trù thực vật dân tộc học

Văn hóa – Cộng đồng

Các chuyên ngành thực vật dân tộc học:

  • Thực vật học
  • Nhân học
  • Sinh thái học
  • Kinh tế học
  • Ngôn ngữ học
  • Nông học
  • Y học
  • Dược học
  • Hóa học
  • Trồng trọt
  • Lâm học
  • Nông lâm kết hợp
  • Tôn giá học
  • Hệ thống học
  • Xã hội học

Cụ thể: 

Thực vật học: Một nhánh của sinh học liên quan đến đời sống cây cỏ, nghiên cứu về cấu trúc và thành phần của cây cỏ.

Nội dung: 

  • Thu mẫu và xử lý
  • Mô tả chính xác cây
  • Xác định tên khoa học của cây
  • Ghi chép chính xác bộ phận dùng cũng như các thông tin liên quan về mặt khoa học
  • Mối tương quan giữa thu hái và quá trình tích lũy hoạt chất của thuốc…

Nhân học: Nghiên cứu về con người và tổ tiên của họ thông qua thời gian và không gian trong mối quan hệ với đặc điểm vật lý, môi trường, quan hệ xã hội và văn hóa

Nội dung:

  • Tiếp cân và xây dựng mối quan hệ với các cộng đồng địa phương
  • Phỏng cấn chính xác và đầy đủ, tùy thuộc vào giai đoạn nghiên cứu
  • Nguồn gốc tri thức sử dụng cây cỏ, quá trình truyền thụ kinh nghiệm làm thuốc từ thế hệ này sang thế hệ khác…

Sinh thái học: Khoa học về nơi ở – môi trường, cách con người tương tác với thực vật và hệ sinh thái.

Nội dung:

  • Xác định đăc điểm nơi mọc, sự phân bố của cây
  • Điều kiện sinh thái
  • Trữ lượng
  • Tình trạng bảo tồn

Kinh tế học: Mô tả và phân tích việc sản xuất, phân phối và tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ.

Nội dung:

  • Giá trị kinh tế của cây thuốc trong rừng, vườn, bài thuốc
  • Khả năng thị trường của cây thuốc
  • Thu thập từ việc buôn bán cây cỏ
  • Đường đi của sản phảm và các yếu tố ảnh hưởng…

Ngôn ngữ học: Nghiên cứu về lời nói của loài người, bao gồm đơn vị, đặc tính, cấu trúc… Cách những người thuộc các nhóm ngôn ngữ khác nhau sử dụng các thuật ngữ về cây cỏ và các bộ phận của chúng.

Nội dung: Ghi chép tên cây thuốc của người dân địa phương; dịch nghĩa của các tên gọi; dự đoán được tác dụng của chúng…

Nông học: Khoa học, nghệ thuật hoặc thực hành canh tác đất, sản xuất cây trồng và chăn nuôi gia súc; cách con người sử dụng cây cỏ cho điều trị bệnh.

Nội dung: Khái niệm sức khỏe, bệnh tật và cách chữa; các bài thuốc; cách sử dụng cây thuốc chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe…

Dược học: Khoa học, kỹ thuật bào chế và phát thuốc nhằm mục đích sử dụng an toàn và hiệu quả; Cách các nền văn hóa thu hái, chế biến, bào chế, thử nghiệm cây cỏ làm thuốc.

Nội dung: Mô tả cách thu hái, chế biến, bào chế cây cỏ làm thuốc; xác định cơ sở khoa học của tri thức bản địa; sàng lọc thuốc…

Hóa học: Khoa học về thành phần, cấu trúc và tính chất của các chất và sự biến đổi của các chất; nghiên cứu về thành phần của các chất và các hoạt chất trong cây, đặc biệt là cây thuốc.

Nội dung: Phân tích và xác định các hoạt chất; căn cứ khoa học về việc phân loại cây cỏ làm thuốc; căn cứ khoa học của việc chế biến thuốc…

Trồng trọt: Khoa học và nghệ thuật trồng cây ăn quả, rau, hoa và cây cảnh; việc quản cây cỏ có ích( Cây ăn quả, rau, cây cảnh) trong vườn nhà.

Nội dung: Các cây thuốc được trồng trong vườn gia đình, các kĩ thuật trồng cây thuốc…

Lâm học: Khoa học về phát triển, chăm sóc hoặc trồng rừng, việc quản lý rừng và cây rừng của con người.

Nội dung: Cách người dân thu hái cây thuốc hoang dã trong rừng, cách người dân quản lý cây thuốc trong rừng, các luật tục trong bảo vệ, thu hái cây thuốc…

Nông lâm kết hợp: Nghiên cứu về đức tin tôn giáo, thực hành và kinh nghiệm; sử dụng cây cỏ trong nghi lễ của các nền văn hóa và tôn giáo khác nhau.

Nội dung: Cách các dân tộc sử dụng cây cỏ trong lễ, hội; niềm tin về tác dụng chữa bệnh của các dân tộc.

Hệ thống học: Phân loại và nghiên cứu sinh về mối quan hệ tự nhiên của các sinh vật; phân loại dân gian, cách những người khác nhau phân loại cây cỏ.

Nội dung: Cách phân chia cây cỏ của các dân tộc.

Xã hội học: Nghiên cứu có hệ thống về sự phát triển, cơ cấu, tương tác và hành vi tập thể của các nhóm có tổ chức của con người, cách cn người trong các xã hội khác nhau sử dụng cây cỏ,

Nội dung: Kinh nghiệm sử dụng cây cỏ làm thuốc của các dân tộc khác nhau.

 

5 (100%) 2 vote[s]