Sử dụng Quế đúng cách như thế nào để hiệu quả nhất
Bạn đã biết sử dụng quế đúng cách chưa?
Quế là một loại thảo dược có nhiều tác dụng, không những chữa bệnh được mà còn là một loại gia vị thông dụng trong bếp ăn của các gia đình. Gần đây, có nhiều “Thánh” quảng cáo bán bột quế uống với mật ong chữa được các loại bệnh hiểm nghèo, nên tôi viết bài này để cảnh báo cho bà con khi sử dụng bột quế.
Có hai loại quế chính:
- Quế ceylon ((Cinnamomum verum), thường được coi là “quế true”
- Cassia quế hoặc quế Trung Quốc (Cinnamomum aromaticum), có nguồn gốc từ miền nam Trung Quốc, thường là ít tốn kém hơn so quế Ceylon.
Tác dụng của Quế như thế nào?
Quế được sử dụng để chống nấm, giảm đau và sát trùng, cũng như điều trị tiêu chảy, cảm lạnh, đau bụng, tăng huyết áp, mất cảm giác ngon miệng và viêm phế quản. Vị thuốc cũng được dùng để điều trị xuất huyết nội rất hiệu quả.
Một số nghiên cứu cho thấy rằng quế có thể làm giảm lượng đường trong máu ở những người bị bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, cũng có các nghiên cứu khác không tìm thấy lợi ích của quế. Các nghiên cứu về tác dụng hạ cholesterol và trị nhiễm trùng nấm ở người nhiễm HIV không cho kết quả tích cực.
Cũng có các nghiên cứu cho rằng quế có thể giúp giảm viêm, chống oxy hóa và chống lại vi khuẩn. Tuy nhiên các kết quả này chưa được ứng dụng cho việc chữa bệnh ở người.
Cơ chế hoạt động của quế là gì?
Ảnh: Hiểu cơ chế hoạt động để sử dụng hiệu quả.
Hiện nay, vẫn chưa có đủ nghiên cứu về tác dụng của loại thuốc này. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc. Tuy nhiên, đã có vài nghiên cứu cho thấy vỏ quế có thể chống lại các vi khuẩn gây nhiễm trùng đường hô hấp. Vỏ cây quế có khả năng giảm lượng đường cho người bệnh đái tháo đường khi dùng cùng với thuốc streptozocin.
Liều dùng thông thường của quế là gì?
Bạn có thể dùng 1-1,5 g bột quế/ngày mà không gây ra tác dụng phụ hoặc dị ứng.
Ảnh: Bột quế
Liều dùng của quế có thể khác nhau đối với những bệnh nhân khác nhau. Liều lượng dựa trên tuổi của bạn, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Quế có thể không an toàn. Hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ của bạn để tìm ra liều dùng thích hợp.
Cây thuốc, vị thuốc này có thể có những dạng bào chế như: Vỏ cây khô, tinh dầu, lá quế, chiết xuất chất lỏng, bột, rượu thuốc.
Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng quế?
Quế có thể gây ra một số tác dụng phụ như:
– Đỏ mặt;
– Tăng nhịp tim;
– Viêm miệng, viêm lưỡi, viêm nướu;
– Tăng động, chán ăn, gây kích thích;
– Viêm da dị ứng;
– Khó thở;
– Mẫn cảm.
Không phải ai cũng biểu hiện các tác dụng phụ như trên. Có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ của bạn.
Điều cần thận trọng trước khi dùng quế bạn nên biết.
- Bạn nên pha loãng tinh dầu quế khi sử dụng.
- Lưu giữ quế ở nơi tránh có độ ẩm
- Lợi ích của việc sử dụng quế nên cân nhắc với nguy cơ có thể xảy ra trước khi dùng. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.
Mức độ an toàn của quế như thế nào?
- Không dùng quế cho trẻ em và phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú.
- Không dùng lượng lớn bột quế. Bột quế bay vào trực tiếp vào mũi sẽ gây nghạt thở, viêm và bỏng đường hô hấp. Có trường hợp phải nhập viện nhiều ngày sau khi hít phải bột quế.
Quế có thể tương tác với những gì?
- Quế có thể tương tác với những thuốc bạn đang dùng hay tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn nhưng đó là ý kiến tư vấn của thầy thuốc
- Quế có thể tương tác với các thuốc kháng sinh, thuốc tiểu đường, thuốc làm loãng máu, thuốc chữa bệnh tim và một số loại thuốc khác.