Phép dưỡng thai “Mẹ tròn con vuông”
Mang thai và làm mẹ là thiên chức của người phụ nữ. Vậy làm thế nào để “mẹ tròn con vuông” và thiên chức ấy sẽ được đền đáp xứng đáng?
Trong khi có thai, quý nhất là phải đáp ứng với nhu cầu của con, khi cung và cầu được thăng bằng, thì người mẹ không thấy gì mệt nhọc. Không trằn, không bón tử cung và xương chậu nở đều, nên khi lâm bồn, không thấy gì khó khăn và đau đớn, và con sẽ dễ nuôi và trở thành ưu tú.
Bảo đảm:
- Không trằn
- Không bón
- Đẻ không đau
- Con cứng mạnh
Phép dưỡng thai cốt ở 3 điều:
- Đủ nước: Con người 60% là nước. Mẹ phải chứa nước thêm trong người, để phòng ngừa thiếu nước cho con. Nước đủ cho thai thì thai mới nở nang, không thiếu môi, không sứt mũi. Nước đủ ở chung quanh bụng thì thai được bảo vệ, khi mẹ bị đau bụng chạm hoặc té ngã. Nước đủ nuôi tử cung thì tử cung lớn lên mà không đau đớn và lúc đẻ, tử cung vẫn bóp mà không đau. Nước đủ ở các dây đai xương chậu, thì lòng chậu nở rộng, dễ đẻ.
- Đủ máu: Máu là mạch sống của thai. Trong nước có hai chất quan trọng: chất xương và chất sắt. Thiếu xương thì sinh con ra yếu xương sống hoặc thiếu xương sọ. Thiếu sắt thì con trằn trọc và có khi phải chết yểu.
- Đủ hơi nóng: Cái thai lúc nào cũng đòi hỏi sự ấm áp của mẹ để sống. Nên lúc nào cũng nhường bớt sự nóng cho con. Nếu nhường quá sức, mẹ không đủ nhiệt độ để tiêu hóa, nên phải mửa hoài để có khi thiệt hại đến tính mạng.
Thuốc dưỡng thai “Mẹ tròn con vuông”
Bài thuốc dưỡng thai “mẹ tròn con vuông” đã được dày công nghiên cứu trên cơ thể người phụ nữ có thai để người phụ nữ được an toàn trong khi có mang và sinh nở.
Có một vị thuốc Điều Thủy, làm cho nước vừa không nhiều không ít, tránh được sự trằn, bón quái thai và giúp cho tử cung, xương chậu nở nang, dễ đẻ.
Có một vị thuốc điều Nhiệt, giúp sự ấm áp cho con mà không làm nó nóng quá, lạnh quá. Tránh được sự ụa mửa hay phiền nhiệt.
Có một 1 vị thuốc dưỡng huyết, giúp mẹ và con được “vuông tròn” đầy đủ sức lực.
Bởi vậy, thuốc dưỡng thai “mẹ tròn, con vuông” đảm bảo được:
“Không trằn, không bón, đẻ không đau, con cứng mạnh”
Chú ý: Trong khi có thai, nếu có gốc rét uống thêm Dưỡng thần; đến 2 – 3 tháng thường có cắn thai ói mửa uống thêm NHÂM THẦN ẨU THỔ; có mệt nhọc muốn ra thai, uống thêm TRỪ THAI LẬU. Đến 6,7 tháng thường có bị nóng nẩy, khó ngủ, khát nước xuống cân hoặc không khát nước mà có mấy chứng trên, thì uống GIÁNG DƯƠNG MINH HỎA.