fbpx
Trà hoa vàng
Tháng Năm 28,2018

Những nghiên cứu đáng chú ý về Trà hoa vàng Ba Chẽ, Quảng Ninh

Sau đây là công bố của trường đại học Dược Hà Nội về cây trà hoa vàng và những nghiên cứu mà các nhà khoa học đã phân tích suốt nhiều năm qua:

“Cây Trà hoa vàng gồm các loài thuộc họ chè, chi Camelia có hoa màu vàng. Theo các nhà khoa học, số loài Camelia trên thế giới có hơn 200 loài và phân bố ở vùng nhiệt đới châu Á và vùng Đông Nam Á. Trung tâm phân bố được xác định là tỉnh Quảng Tây của Trung Quốc và phía Bắc của Việt Nam.

Các nghiên cứu cho đến nay đã xác định thành phần của Trà hoa vàng có các chất khác nhau thuộc 13 nhóm chất, trong đó, các thành phần quan trọng nhất liên quan đến các nhóm chất có tác dụng là Saponin, Polysaccharid, Polyphenol, Flavonoid. Có ít nhất 5 loài trà hoa vàng được chứng minh có tác dụng chống oxy hóa, dọn gốc tự do, chống ung thư, hạ mỡ máu, hạ huyết áp và hạ đường huyết. Đặc biệt, Trà hoa vàng có sự kiềm chế sự sinh trưởng của các khối u đến 33% trong khi y học cho rằng chỉ cần đạt 30% là có thể xem thành công trong điều trị ung thư.

Trà hoa vàng Ba Chẽ, Quảng Ninh

Ở Trung Quốc, trà hoa vàng được gọi là Kim trà – Golden Camellia và được đưa vào quốc phẩm của Trung Quốc chỉ sau Gấu trúc. Đã phát triển vùng trồng tại Phòng Thành, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc với diện tích hàng vạn hecta, trong đó có nhiều nguồn gen có nguồn gốc từ Việt Nam.

Việt Nam nằm trong trung tâm đa dạng sinh học của các loại trà với khoảng 58 loài Camellia, trong đó, có trên 30 loài có hoa màu vàng, phân bố ở vùng nhiệt đới có độ cao từ 500 mét trở xuống. Thuộc vòng cung Đông Triều, trong đó có huyện Ba Chẽ, vòng cung Bắc Sơn, vòng cung sông Ngâm, dãy núi Tam Đảo và một số điểm thuộc dãy Trường Sơn của Việt Nam. Điều đáng chú ý là tất cả các loài cây này đều có nguy cơ đe dọa cao do chuyển đổi đất rừng sang trồng keo và thu hái cả cây để bán cho các thương nhân Trung Quốc.

Theo các phân tích về công bố của Camelia, tỉnh Quảng Ninh có thể nằm trong trung tâm đa dạng sinh học của loài trà hoa vàng. Trong thời gian qua, trường đại học Dược Hà Nội đã chủ trì, phối hợp với viện công nghệ sinh học thuộc viện Hàn lâm khoa học Việt Nam và đại học quốc gia Soeul Hàn Quốc nhằm xác định tính đa dạng sinh học, nghiên cứu một số thành phần hóa học, tác dụng sinh học và khả năng phát triển sản phẩm của cây trà hoa vàng tại Ba Chẽ, Quảng Ninh. Kết quả cho thấy:

  • Thứ nhất, về đa dạng sinh học, dựa vào đặc điểm hình thái của các mẫu so sánh với các loài, tài liệu thực vật, trà hoa vàng phổ biến ở Ba Chẽ có đặc điểm gần giống nhất với loài Camellia frisanga. Mẫu này có đặc điểm hình thái khác biệt so với trà hoa vàng Tam Đảo. Đặc điểm có thể phân biệt chính là lá có thể chất cứng, đanh, bề mặt gồ ghề. Còn lá của trà hoa vàng Tam Đảo có thể chất mềm và phẳng. Loài này cũng có tỉ lệ khác biệt rất lớn so với loài Camelia euflivia được xác định là có ở huyện Tiên Yên. Ngoài những trà hoa vàng phổ biến này, huyện Ba Chẽ còn có thêm 2 loài nữa, trong đó, có một loài đã được xác định tên khoa học là Camelia frisanperris. Và một loài có tên trà hoa vàng có hoa nhỏ hơn nhưng chưa xác định được do không giống về mặt hình thái với bất kì loài trà hoa vàng nào đã công bố trước đó. Các phân tích, so sánh được thực hiện tại đại học quốc gia Soeul Hàn Quốc cho thấy, loài trà hoa vàng ở huyện Ba Chẽ dù có nhiều đặc điểm biến thái khác nhau có nghĩa là có nhiều hình thái khác nhau. Nhưng thành phần hóa học cơ bản giống nhau. Và vì vậy dự đoán chúng có tác dụng sinh học giống nhau.
  • Thứ hai, về thành phần hóa học, các nhóm chất được xác định trong lá và hoa của trà hoa vàng gồm có: Saponin, Polyphenon, Flavonoid, Tanin, đường khử tự do, acid amin, Sterol và chất béo. Phần lớn các nhóm chất này là các nhóm chất tự nhiên có hoạt tính sinh học cao, trong đó hoa của trà hoa vàng có hàm lượng Polyphenol và Flavonoid cao gấp đôi so với thành phần tương ứng của trà hoa vàng.Trà hoa vàng
  • Thứ ba, về tác dụng sinh học, cả lá và hoa trà hoa vàng đều có tác dụng chống oxy hóa mạnh. Vậy giá trị SC50 từ 15 – 17/microgam/ml cho thấy trà hoa vàng có tiềm năng bảo vệ sức khỏe và chống lão hóa, kéo dài tuổi thanh xuân nhờ khả năng dọn gốc tự do, phòng ngừa những căn bệnh mãn tính, hiểm nghèo như ung thư, tiểu đường và tim mạch. Lá trà hoa vàng có tác dụng kháng tế bào ung thư trên mô hình thử nghiệm invitro và phòng tế bào ung thư phổi, ung thư da, ung thư gan, ung thư đại tràng, ung thư vú và ung thư dạ dày. Trong đó, tác dụng kháng tế bào ung thư gan và ung thư da là lớn nhất. Nếu dịch chiết được làm giàu hoặc tinh chế, tác dụng này có thể mạnh hơn nhiều mở ra triển vọng về dòng sản phẩm kháng ung thư và bảo vệ sức khỏe. Do có hàm lượng Flavonoid cao từ 7 – 15% trà hoa vàng có tác dụng hạ đường huyết, ổn định huyết áp. Cả lá và hoa trà hoa vàng đều có tác dụng Polycerol – Triglycerid máu và LDL Cholesterol. Mặt khác, cải thiện đáng kể HDL Cholesterol, trên mô hình tăng lipid máu nội sinh trên chuột. Điều này giúp giảm tình trạng giảm gan nhiễm mỡ, phòng ngừa việc giảm xơ vữa mạch máu, từ đó giảm nguy cơ đột quỵ hoặc nhồi máu cơ tim. Về độ an toàn, thử nghiệm cho thấy, trà hoa vàng Ba chẽ không xuất hiện độc tính cấp với liều tối đa mà chuột có thể dung nạp. Thử nghiệm độc tính bán trường diễn, cho thấy Trà hoa vàng Ba Chẽ không ảnh hưởng đến khối lượng, chức năng gan, thận, chức năng bào máu trên động vật thực nghiệm. Từ các nghiên cứu cho thấy, trà hoa vàng Ba Chẽ là một dược liệu an toàn, với những tác dụng sinh học quý có thể khai thác cho chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng.

Hiện nay, trà hoa vàng đã được phát triển, trồng trong và ngoài huyện Ba Chẽ. Phần lớn được thực hiện bởi công ty cổ phần Lâm đặc sản Đạp Thanh cùng với sự phối hợp của công ty cổ phần Thung lũng dược phẩm xanh với các sản phẩm tương đối đa dạng như dược liệu tươi và dược liệu khô đóng gói từ lá, hoa của trà hoa vàng. Đặc biệt là sản phẩm hoa được xử lý bằng công nghệ sấy lạnh tiên tiến. Hiện tại, trường đại học Dược Hà Nội đang triển khai các sản phẩm trà túi lọc và nghiên cứu các sản phẩm mới là nước uống trà hoa vàng đóng chai và viên nang cứng cùng lá của trà hoa vàng. Tạo ra các dạng bào chế hiện đại hơn, có tác dụng ổn định.”

 

5 (100%) 3 vote[s]