fbpx
Năng lượng từ vùng núi cao
Tháng Mười Một 11,2017

Năng lượng khởi nghiệp từ vùng núi cao

Một bài viết rất có tâm của một GK chấm thi vòng bán kết thi DAKN L3 – 2017.Anh Bung Tran đã điểm danh gần hết các dự án của các bạn trẻ nhiều năng lượng ở vùng cao về góp mặt trong ngôi nhà khởi nghiệp

Vòng bán kết cuộc thi khởi nghiệp Nông nghiệp do trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ – BSA tổ chức. Tôi có dịp gặp gỡ nhiều “bà con” đến từ nhiều nơi, nhưng ở mỗi người, tôi đều cảm nhận được năng lượng rất lớn đến từ trong con người họ.

Khởi nghiệp nông nghiệp nông thôn

Cuộc thi sáng tạo khởi nghiệp nông nghiệp

Bọn em có 12 chị em, tất cả đều là người Dao, tất cả đều không biết chữ, nhưng tất cả đều có tay nghề thêu thùa may vá rất giỏi. Nên bọn em mở cái công ty để làm thời trang lấy cảm hứng từ văn hoá truyền ngàn đời nay của ông bà người Dao” – Hằng Sơn Nữ Amuikeo – Giám đốc công ty Sơn Nữ A Mui Keo đứng mân mê cái áo, kể chuyện đời mình trên sân khấu cuộc thi khởi nghiệp nông nghiệp do Trung tâm BSA và Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao tồ chức, chủ trì là bà bầu show Kim Anh Vu cánh tay phải của sếp trùm Vu Kim Hanh.

Chị em người Dao làm thổ cẩm nâng cao giá trị

Chị em người Dao làm thổ cẩm nâng cao giá trị

Trên sân khấu là ba chàng trai đến từ Bắc Kan. Một anh cầm theo chai mật ong lấy từ vách đá, một anh cầm theo mớ rau bò khai mới hái sáng nay giữa rừng. Anh còn lại ôm gói miến làm từ củ dong riềng, thô mộc và có phần xấu xí. Họ có vẻ lúng túng, khi nói một thứ tiếng Việt không sõi, lại chưa từng lên sân khấu lớn. Nhưng họ nắm tay nhau, để ráng kể cho xong câu chuyện của mình: 34 thanh niên người dân tộc thiểu số quyết tâm vượt lên số phận phải đi làm lao động chân tay ở miền xuôi, mà cùng nhau làm kinh tế rừng. Họ có tất cả 246 đàn ong mật sống giữa rừng, chăm chỉ mỗi ngày đi tìm hoa lấy mật. Những mùa “đói”, họ mang đường cho ong ăn để cầm hơi, nhưng thứ mật làm ra từ đường sẽ không được đem bán vì đó không phải là mật ong rừng, mà để dành cho mùa đói năm sau. Họ bán hàng qua Facebook, Zalo bằng tất cả thiện chí của mình, vì tin rằng rừng không bỏ quên những người con chăm chỉ như họ.

Khởi nghiệp nông thôn từ tài nguyên bản địa

Khởi nghiệp nông thôn từ tài nguyên bản địa

Tiếp theo, là một cô giáo mầm non người dân tộc Nùng, tên là Dương. Cô đã được vào biên chế nhà nước 6 năm, là niềm tự hào của cả dòng họ. Nhưng cô mê đắm chuyện cắm hoa, tỉa hoa, làm xôi ngũ sắc. Cô là bà mẹ đơn thân, và cô biết nhiều người mẹ đơn thân khác còn vất vả hơn mình nhiều lắm. Nên cô xin nghỉ, ra mở một trung tâm nghệ thuật, bán hoa, tỉa quả, làm xôi và dạy nghề cho chị em dân tộc và phụ nữ đơn thân. Cô gọi hành động của mình là “chiến dịch kinh doanh”, vì học đâu đó chữ “chiến lược” mà quên bài mất rồi. Nhưng cô, và các chị em của mình đã “sống được” với đam mê.

Nông trại sơn nữ Tày Tuyên lại là một câu chuyện khác. Nguyễn Thị Cẩm Ly xinh đẹp, và tài năng. Nhưng cô sinh ra trên vùng trồng cam ở huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang, suốt ngày nhìn thấy “rác cam” – là thứ cam mà anh em, họ hàng, dòng tộc của cô ra sức nâng niu, chăm chút nhưng không bán được, không biết vận chuyển, bảo quản nên hư hỏng và trở thành rác. Cô xót ruột, thử hết cách này đến cách khác: bán cam ngoài vỉa hè, bán cam trong chung cư, trong bệnh viện, ngoài bến xe. Xong lại đi tìm kiếm các lời tư vấn, để giờ mở một công ty, vừa tổ chức sản xuất, đóng gói, bảo quản để bán cam từ Bắc chí Nam, vừa chuẩn bị mở nhà máy sản xuất “dấm cam” – một thứ đặc sản khác từ những trái cam xấu xí của mình để không còn là “rác cam” nữa…

Sơn nữ người Tày tìm cách bán cam cho nông dân quê mình

Sơn nữ người Tày tìm cách bán cam cho nông dân quê mình

Một người khác là Lý Tà Giàng, giám đốc Công ty Cao Nguyên Đá lên sân khấu. Chuyện của Giàng khác chút: anh tự nhận mình là “nhà phân phối” cho những sản phẩm trên cao nguyên đá Hà Giang, chuyên trị mảng thảo dược. Nhưng mà tự dưng “thằng Giàng chứ có phải ông Giàng (ông trời) đâu mà người ta tin”. Anh xách cuốc lên nương, trồng cây đương quy để xuất khẩu. Lần đầu, chả biết bị lái buôn bán giống thế nào mà trồng mãi chẳng lên cây. Lần hai, cây vừa lên thì ông trời phạt, phủ mưa đá và sương muối làm chết toàn bộ. Lần ba, cũng thất bại nốt. Phó giáo sư Trần Văn Ơn, giám khảo, hỏi: “Thế cắm sổ đỏ chưa?”. Dạ chưa, vì lần thứ tư thì cây lên tốt, bán được nhiều tiền. Bà con tin, năm cái hợp tác xã trồng dược liệu đồng ý góp tiền mở công ty, chuyên mở các cửa hàng bán dược liệu và các món ăn từ dược liệu, kiếm được tiền.

Lý Tà Giang công ty cao nguyên đá

Lý Tà Giàng công ty cao nguyên đá

Tóm lại là trời Đà Nẵng bắt đầu hơi lạnh, mặc cái áo của Hằng ra đường thấy rất nhiều năng lượng từ núi cao.

Sau cuộc thi Sáng tạo khởi nghiệp này, mỗi thí sinh dù được giải hay không từ BTC đều nhận được những điều rất quý giá. Được nhiều người biết đến và nhận được sự ủng hộ của cả những người có tâm. Điều đó đã đem lại động lực lớn cho các thí sinh.

Góc trung bày sản phẩm của các thí sinh

Góc trưng bày sản phẩm của các thí sinh

Ban giám khảo khủng của cuộc thi

Ban giám khảo khủng của cuộc thi

Dự án khởi nghiệp nông nghiệp lần 3 có thể không phải là cuộc thi về khởi nghiệp lớn nhất Việt Nam, nhưng chắc chắn nó là cuộc thi có BGK “khủng” nhất. 10 người có mặt trong thành phần BGK đều là những nhà kinh tế – khoa học – chuyên gia đầu ngành của Việt Nam. Bao gồm:

  • Chuyên gia kinh tế: Bà Phạm Chi Lan – Chuyên gia kinh tế, nguyên thành viên Tổ tư vấn của Thủ tướng chính phủ (1996 – 2006), Bà Vũ Kim Hạnh – Chủ tịch Hội doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao.
  • Chuyên môn ngoài kinh tế: Ông Nguyễn Quân – Tiến sỹ khoa học, nguyên Bộ trưởng bộ Công nghệ (2011 – 2016),  ông Phan Văn Minh – Trưởng phòng nghiên cứu CN sinh học môi trường, ĐH Nông Lâm, ông Hà Việt Quân – Tổ trưởng tổ công tác 669 của Bộ trưởng Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc.
  • Tư vấn makerting/thương hiệu/chiến lược: Ông Phạm Phú Ngọc Trai – Chủ tịch CLB Doanh nghiệp dẫn đầu LBC, bà Nguyễn Phi Vân – Chủ tịch Công ty Retail & Franchise Asia, Cố vấn về nhượng quyền thương hiệu cho Chính phủ Malaysia, ông Nguyễn Duy Long – Thạc sỹ Kinh tế và Phát triển, Giám đốc công ty tư vấn FV Consulting, ông Trần Anh Tuấn – CEO Công ty Tư vấn chiến lược và thương hiệu The Pathfinder
5 (100%) 3 vote[s]