Hoa sữa dùng làm thuốc trong Đông y
Những ngày này, Hà Nội đang rạo rực với hoa sữa. Người yêu hoa cũng có, người “không yêu” hoa cũng không thiếu. Ngoài việc làm bóng mát và nao lòng người đi xa Hà Nội, cây hoa sữa còn có những tác dụng chữa bệnh rất tốt trong Đông y mà không nhiều người biết đến. Mời bạn đọc cùng tìm hiểu để người yêu hoa sữa thêm yêu hoa, người không yêu hoa sẽ yêu hoa nhiều hơn.
CÂY HOA SỮA
Tên khác: Mùa cua, Mò cua, Tượng bì mộc
Tên khoa học: Alstnia Cholaris
Họ Trúc đào (Apocynaceae)
Nguồn gốc về cây hoa sữa
Chi cây này được phân bố từ vùng nhiệt đới Tây Phi tới quần đảo Marquesas, ở vùng cực Đông Nam (Thái Bình Dương) và từ vùng Himalaya, ở phía Bắc tới vùng New South – Wales ở phương Nam. Ở Việt Nam, cây sữa mọc hoang và được trồng ở khắp nơi. Ở thành phố được trồng làm cây bóng mát, các đường phố ở Hà Nội vào mùa thu thơm nồng mùi hoa Sữa. Cây còn được trồng làm thuốc và lấy gỗ.
Bộ phận dùng làm thuốc trong Đông y
Vỏ cây, phơi khô. Thu hái tốt nhất vào mùa xuân – hạ. Chế biến dưới dạng bột vỏ phơi khô, tán nhỏ hoặc dạng rượu thuốc, dạng cao lỏng.
Thành phần hóa học có tác dụng chữa bệnh trong vỏ cây
Vỏ chứa alcaloid: echitamidin, echitmin, picrinin, echitenin, rhazicchcerin, echitin, diramin echitin, alstonin. Ngoài ra, vỏ còn có alpha – myrin acetat, lupeol acetat, stigmasterol, beta-sitostrol, campesterol. Lá có picralinal.
Tác dụng chữa bệnh được không nhiều người biết đến
- Khử đàm, chỉ ho
- Bình suyễn
- Tác dụng hạ sốt (thoái nhiệt)
Theo Đông y, tính vị và những tác dụng của sữa
Theo Trung Dược Đại từ điển (số 4602), 1995:
- Tính vị, quy kinh: Khổ han, vào các kinh can, tỳ
- Công dụng: Thanh nhiệt, giải độc, tiêu thũng
- Điều trị: Cảm mạo, viêm phổi, ho gà, đau bụng, ỉa chảy, có thai nôn mửa, bị đánh ngã tổn thương, xuất huyết vết loét.
Cách dùng: Uống, dạng sắc
Dùng ngoài: Giã bột, đắp vào chỗ đau.
Theo Dược liệu Việt Nam – Bộ y tế, 1978:
Tính vị, tác dụng: Vị đắng, tính mát; kích thích tiêu hóa; điều kinh, hạ sốt.
Công dụng, cách dùng, liều lượng (vỏ cây sữa):
- Thường dùng làm thuốc bổ, chữa sốt, điều kinh, chữa lỵ hoặc ỉa chảy. Ngày dùng 1 – 3g vỏ phơi khô, sắc uống.
- Bột (vỏ sữa): Phơi hoặc sấy khô, tán nhỏ, ngày uống 0,2 – 0,3g
- Rượu thuốc (Vỏ cây sữa): Vỏ Sữa tán nhỏ 75g, rượu trắng 35 – 40 độ 500ml. Ngây 7 ngày, thỉnh thoảng lắc đều. Sau đó, lọc và thêm rượu vào cho đủ 500ml. Ngày uống 4 – 8g, uống trước bữa ăn chính 15 phút.
Giới thiệu với bạn đọc những thông tin trên để được chia sẻ rộng rãi hơn.
Coppy xin vui lòng dẫn nguồn: Atifresh.com.vn