Cát sâm (Radix Millettiae speciosae)
Tên khoa học: Radix Millettiae speciosae.
Cát Sâm còn có tên gọi khác là: Sâm Nam, Sâm gỗ. Họ Cánh bướm (Papilionaceae)
Rễ củ đã phơi hay sấy khô của cây Cát sâm (Radix Millettiae speciosae Champ)
Mô tả thực vật
Ảnh: Củ Cát sâm
Bên ngoài, rễ củ hình trụ đều hay hai đầu thuôn nhỏ được cắt thành những đoạn dài 5 – 15cm, đường kính 1- 4 cm, đường kính 1 – 4 cm, có khi bổ dọc thành từng miếng. Mặt ngoài màu vàng nhạt đến vàng nâu, có nhiều nếp nhăn dọc và rãnh ngang, Mặt cắt ngang màu trắng ngà, nhiều bột, có những tia ruột như hình nan hoa bánh xe.
Chế biến
Rễ củ đào về, rửa sạch. Củ nhỏ để nguyên, củ to bổ dọc từng miếng, phơi hay sấy khô.
Bảo quản
Rất dễ mốc mọt. Để nơi khô ráo.
Tính vị quy kinh
Vị ngọt, the, hơi đắng, tính mát. Vào hai kinh: Tỳ, phế.
Công năng:
Dùng sống: Giải khát, sinh tân dịch,nhuận phế
Sao thơm vàng: Bổ tỳ, ích khí, tiêu đờm.
Chủ trị
Cơ thể suy yếu, kém ăn, khí huyết hư nhược, nhức đầu, khát nước, tiểu tiện không thông, sốt về chiều.
Cách dùng, liều lượng
Ngày dùng 20 – 40g, dạng thuốc sắc
Kiêng kỵ
Người đang nôn mửa, ỉa chảy do lạnh không dùng.
Không dùng chung với Lệ lô