fbpx
Hoa Cát sâm
Tháng Chín 13,2017

Cát Sâm: Hướng dẫn cách trồng và làm thuốc

Ảnh: Hoa và quả Cát sâm

CÁT SÂM

Tên khoa học: Millettia speciosa Champ.

Họ: Cánh bướm Fabaceae (Papilionaceae).

Tên gọi khác: sâm nam, sâm chuột, ngưu đại lực, sơn liên ngẫu, đại lực thự, sâm chèo mèo.

(Cát là sắn. Vị thuốc giống củ sắn lại có tác dụng bổ do đó có tên cát sâm cho dễ gọi)

Bộ phận làm thuốc:

Rễ củ ( chú ý: Thân và lá có chứa độc tính cao).

Ảnh: Củ cát sâm ở tuổi thu hoạch

Thành hóa học:

Chứa Alcaloid (Sở thí nghiệm dược phẩm Quảng Châu – Nông thôn Trung Thảo Dược chế kỹ thuật 1971, 237).

CÔNG DỤNG:

Cát sâm còn có tên gọi khác là: Sâm trâu, Sâm sắn, Nam sâm… Là loại thảo dược giúp bổ hư, cường gân, hoạt lạc, nhuận phế. Đây là loài cây có nhiều trong tự nhiên nhưng trữ lượng đã giảm nên cần có kế hoạch khai thác và trồng hợp lý để cây phát triển.

Với triệu chứng rôm sẩy, mề đay lấy lá cát sâm khoảng một nắm cho vào 2 lít nước đun sôi, sau đó dùng nước tắm vài lần là khỏi.

KỸ THUẬT TRỒNG, CHĂM SÓC, THU HÁI

Cát sâm mọc hoang dại ở những vùng đồi núi của nhiều tỉnh miền Bắc nước ta, như Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hà Tây, Hòa Bình. Một số nơi trồng để lấy củ làm thuốc. Rễ củ đào ở những cây đã trồng được hơn một năm, vào thu đông, rửa sạch, thái mỏng, phơi hay sấy khô. Không phải chế biến gì khác, hoặc tẩm nước gừng hoặc nước mật rồi sao vàng.

Cát sâm dễ thích nghi với nhiều môi trường, chất đất nhưng phải cao ráo, thoát nước, không bị úng ngập vì Cát sâm không chiu được ngập nước. Nếu trồng nhiều, cần cày bừa, lên luống cao 25 – 30 cm, rộng 60 – 70 cm, để trồng 1 hàng vào giữa luống, cây này cách cây kia 50 – 60 cm. Nếu trồng ít thì bổ hốc với khoảng cách 70 x 60 cm. Bón lót vào dưới hốc để cho ra năng suất củ cao nhất.

CÁCH TRỒNG:

Cát sâm được gieo trồng bằng hạt hoặc bằng hom giống.

Gieo hạt:

Hạt được gieo thẳng vào các hốc, mỗi hốc 3 – 5 hạt, về sau tỉa để lại mỗi hốc 1 -2 cây.

Trồng bằng hom:

Tách hom khỏi vườn ươm, tránh để đứt nhiều rễ ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và phát triển của cây sau khi trồng. Đặt hom giống thẳng đứng xuống hốc đã đào sẵn, lấp đất, kéo cây nhẹ để rễ cây duỗi thẳng không bị cuốn, sẽ làm cho cây phát triển kém. Lấp đất quanh gốc rồi ấn xung quanh để cây đứng vững.
Sau khi trồng cây cần tưới ẩm thường xuyên cho cây phát triển tốt. Thân cát sâm dài nhỏ, thường mọc dựa, vì vậy cần cắm cọc hoặc trồng gần hàng rào để cây có chỗ tựa. Hàng năm cần xới xáo làm cỏ, dùng các loại phân nước để tưới thúc 2 – 3 lần vào lúc cây sinh trưởng mạnh và làm cỏ.
Cây không có sâu bệnh gì đáng kể nên rất dễ trồng.

Ảnh: Cây Cát Sâm đang phát triển tốt

THU HÁI:

Sau khi trồng 2 năm có thể được thu hoạch, trồng càng lâu chất lượng củ càng tốt.

Thu hoạch vào mùa đông củ sẽ cho chất lượng tốt nhất. Rễ củ cát sâm đào về, rửa sạch, củ nhỏ để nguyên, củ to bổ dọc từng miếng, phơi hay sấy khô ở nhiệt độ 25 – 30oC.

Trồng dược liệu nói riêng một vấn đề nan giải là làm cỏ chiếm rất nhiều thời gian, nhân công lao động. Nhưng lại yêu cầu khắt khe không cho phép dùng thuốc diệt cỏ. Vì vậy, khi trồng dược liệu mà cây cỏ lên tốt hơn cây thuốc bạn cũng đừng lấy làm bất ngờ.

Ảnh: Cỏ mọc… như cây

HƯỚNG DẪN LÀM THUỐC

Cát sâm còn có tên gọi khác là: Sâm trâu, Sâm sắn, Nam sâm… là loại thảo dược giúp bổ hư, cường gân, hoạt lạc, nhuận phế. Đây là loài cây có nhiều ở núi rừng nhưng trữ lượng tự nhiên đã không còn nhiều nên cần có kế hoạch khai thác và trồng mới để không bị tận diệt.

Với triệu chứng rôm sẩy, mề đay chỉ cần dùng lá cát sâm khoảng một nắm cho vào 2 lít nước đun sôi, sau đó dùng nước tắm vài lần là khỏi.

Fanpage: Atifresh – Trở về với tự nhiên

5 (100%) 1 vote[s]
Tags: