fbpx
Tháng Mười Một 13,2017

Cách thu hái và bảo quản cây thuốc

Nước ta giàu và đẹp, lại ở vào vùng nhiệt đới cây cối xanh tươi suốt 4 mùa, từ đồng bằng đến miền núi chỗ nào cũng có cây cỏ làm thuốc.Chúng ta cần tổ chức cách thu hái cây thuốc cho thật tốt để có đầy đủ thuốc phục vụ được nhân dân, đẩy mạnh sản xuất đồng thời bảo quản chu đáo các cây thuốc làm cho dược liệu của ta ngày càng dồi dào thêm.

  1. Cách nhận thức cây thuốc.

Phải đọc kĩ quyển sách này qua phần chỉ dẫn về hình sắc đối chiếu với hình vẽ để nhận xét một cách thật chính xác. Xem xung quanh vùng mình có những loại cây thuốc nào hoặc những địa phương khác có những cây đã mục kích hoặc đã thu hái rồi mà hợp với nhu cầu thu mua của mậu dịch.

2. Cách tổ chức thu hái thuốc.

Nên tổ chức thành từng đội tùy theo số lượng cây thuốc thu hái được của địa phương mà đặt kế hoạch chuẩn bị đầy đủ và chu đáo các dụng cụ, nghiên cứu kỹ cách vận chuyển. Sắp xếp chỗ phơi phải có dàn, sân rộng, chuẩn bị một gian nhà để phơi những thuốc cần phải phơi bóng mát. Ngoài ra, phải có lò sấy đề phòng những hôm mưa hoặc thuốc trước khi đóng vào bồ, hòm nên xông sấy lại để bảo quản được tốt hơn.

Trong cây thuốc, có nhiều bộ phận dùng làm thuốc như lá, thân cây, quả, rễ, vỏ… nên cách thu hái rất phức tạp. Cần nhận thức đúng đắn và đặt lợi ích làm sao phục vụ tốt được sức khỏe nhân dân, không chạy theo lợi nhuận cá nhân, không chú trong đến phẩm chất của thuốc như Kim ngân hoa thì hái toàn dây và lá, hoa thì không có mấy, những thứ cần dùng lá lại hái cả lá sâu, lá úa, lá héo vào… những thứ cần dùng nhân thì lại cho lẫn cả vỏ cứng vào…

Hái thuốc nhất thiết phải đảm bảo phẩm chất và đúng quy cách, xin nêu sơ lược cách hái thuốc theo các bộ phận của cây như sau:

2.1. Hái hoa và bông.

Kim ngân hoa chỉ lấy toàn hoa, không hái lá và dây lẫn vào. Kinh giới tuệ chỉ hái bông và lá nhỏ còn cành và lá to thì bỏ, nhất là phải lực bỏ bết những lá sâu, lá dập nát.

2.2. Hái lá và cành.

Lá Dâu và lá Đào chỉ chọn lấy lá bánh tẻ và cành còn non, còn cành già, lá già, lá sâu không lấy.

2.3. Đào rễ và củ.

Rễ Sài hồ, thì Hải sải hồ (Cây Lức) là tốt nhất. Rễ Dau, rễ xoan, đều lây rễ từ mặt đất trở xuống, rễ nổi trê mặt đất không lấy. Khi đào được rễ rồi làm ngay lúc còn tươi. Rửa sạch, bỏ lõi,, công việc vừa nhanh vừa đảm bảo phẩm chất, không nên làm lúc rễ đã khô, công việc sẽ khó khăn hơn.

Những loại củ như Hoàng tinh, Khoai mài chỉ lấy nguyên củ, bỏ hết những rễ nhỏ.

Nói chung, các lá, cành, rễ dùng để làm thuốc sau khi đã thu hái phải rửa sạch phơi khô ngay để đảm bảo phẩm chất và tránh mốc.

2.4. Hái quả.

Quả dùng làm thuốc có nhiều loại như quả Nhãn, phải đợi thật chín mới tốt, có loại quả để chín quá lại hỏng. Phải hái lúc vừa chín tới như quả Mơ, Sơn tra, Sa nhân. Lại có quả phải hái lúc còn non như quả Chấp để làm ra Chỉ thực, quýt non làm ra thanh bì.

2.5. Hái hột.

Các hột nói chung cần để già mới có tác dụng và số lượng ít bị hao hụt. Nếu hái còn non thì hao nhiều, tác dụng làm thuốc lại kém như hột Ngút (Nam Phi tử), hột Ý dĩ… nên loại bỏ những hạt xấu và lép. Có thứ quả khi chín già bị tác hột sẽ trắng ra ngoài mất cần lấy lúc quả gần chính như Mã đề, Cấp tính tử.

2.6. Hái nhân.

Các vị thuốc dùng nhân mà lẫn những vỏ cứng vào thì giảm mất giá trị, cho nên khi hái nhân thì phải bỏ hết những mảnh vỏ cứng Táo nhân… Nhưng thứ nhân cần phơi khô, đập vỡ ra hoặc xay ra để lấy nhân rồi sàng xảy vỏ cứng bỏ đi.

2.7. Bóc vỏ cây.

Bóc các loại vỏ cây để dùng làm thuốc thì cần bóc vổ những cây to và già. Nếu gặp những cây còn non thì vỏ nhất định còn mỏng. Mà bóc ra sẽ teo tóp mất nhiều và phẩm chất sẽ kém. Nên khi gặp phải những loại cây non không nên vội bóc mà nên có ý thức nuôi dưỡng cây để dành về sau, không nên bóc bừa bãi lãng phí. Khi bóc vỏ cây, trước hết đặt thước vào dùng mũi dao nhọn mà rạch dọc, ranh ngang thành từng phiến, mỗi phiến dài rộng bao nhiêu tùy theo từng loại vỏ và kiểu mẫu thường dùng. Sau đó, dùng dao nạy ra từng phiến vỏ toàn vẹn khỏi bị gãy nát hoặc sứt mẻ, rồi xếp vào quang gánh cẩn thận, mang về sẽ ủ và phơi, như vỏ Ngũ gia bì, vỏ Quế…

2.8. Lấy nhựa cây

Cách lấy nhựa cây về làm thuốc cần phải biết cách lấy được nhiều nhựa mà không hại đến cây, như lấy nhựa Thông, nhựa Trám thì chỉ đẽo ở ngoài da cây một miếng xiên và dài đều độ 10cm, sâu độ 1cm, dưới lát đẽo có đóng vào một cái máng cong bằng miếng sắt mỏng dài 12cm, rộng 3cm, dưới máng sắt lại đóng vào một cái âu sành cho nhựa chảy vào. Vài ba ngà sau thấy nhựa không chảy ra nữa, lại theo lát đẽo trước mà đẽo thêm một lát mỏng 1mm thì nhựa lại tiếp tục chảy ra. Không nên đục lỗ sâu to ở gốc cây để lọt cái nồi vào hứng nhựa như kiểu nhân dân ta làm từ trước. Như thế làm cho cây bị thương nặng và nóng chết. Còn lấy nhựa lấy mủ, như loại mủ cây Sung, nhựa quả Thẩu, v..v

2.9. Lấy gỗ cây.

Muốn lấy gỗ cây để làm thuốc, phải chọn cây gỗ to, già mới nên lấy mà phải đẽo cho hết giác trắng xốp bên ngoài, chỉ lấy toàn lõi mà thôi. Như loại gỗ Vang (Tô mộc) chỉ lấy lõi đỏ chót, còn giác trắng là bỏ hết, như loại Trầm hưng thì chọn lấy thứ đã thành trầm mà bỏ hết những giác mục ở ngoài,v.v…

2.10. Hái dây leo.

Hái các loại dây leo làm thuốc cũng nên chọn thứ dây to, già mới tốt, thứ còn non, nhỏ thì nên nuôi nó để dành như Dây đau xương, dây Chìa vôi. Khi hái, chặt lấy khúc dây già bỏ hết cành, lá rồi cạo ngay vỏ thô ở ngoài lúc còn tươi cho dễ, nếu để dây khô thì cạo vỏ rất khó.

2.11. Lấy mắt cây, mấu, gai.

Hái 3 thứ này để làm thuốc cũng cần phải chọn những cây to và già mới lấy, những cây còn nhỏ và non không nên hái. Như mắt thông (Tùng tiết) phải lấy toàn mắt xoáy không cho lẫn gỗ nạc vào. Mấu câu đằng thì lấy toàn mấu có gai chứ không trộn cả cành nhỏ vào, gai Bồ kết phải lấy toàn những chùm gai tươi tốt, không lấy những thứ đã khô ải rồi.

3. Cách bảo vệ cây thuốc.

Trong khi hái thuốc nên có ý thức bảo vệ cây thuốc tránh làm hư hỏng, hủy hoại nhiều mà còn phải bồi dưỡng cho các cây đó để thu hái được lâu dài và không nên hái hết. Mà cứ cách một quãng để vài cây để nó tự nhân giống sau này sẽ mọc lại. Không nên cứ hái một cách bừa bãi, miễn là hái cho được nhiều. Như thế trong một thời gian ngắn ta sẽ không còn cây thuốc thu hái nữa.

  • Hái hoa, hái lá trong một gốc chỉ nên hái một phần mà phải trừ lại một phần để cho cây tiếp tục phát triển. Không nên phá hủy hết cả cây làm cho cây đến nỗi chết đứng. Nếu ta chỉ cần lá, thì nên cứ hái lá mà trừ ngọn lại cho cây vẫn tiếp tục mọc lá khác không bị ngăn trở. Không nên chặt cả cành to để truốt lấy lá.
  • Hái rễ cây to thì nên chỉ đào nguyên một phía, lấy hết rễ rồi, lấp đất lại ngay cho cây khỏi chết. Nếu đào hết cả bốn phía thì cây tất phải chết. Hái rễ những cây nhỏ tất nhiên phải nhổ cả cây để lấy toàn bộ rễ. Nhưng mỗi quãng nên trừ lại một hau cây để gây giống. Không nên nhổ hết mọi cây.
  • Lấy nhựa cây thì không nên đục sâu một hốc to ở gốc cây làm cho cây bị chết hoặc gặp gió bão to bi đổ.

4. Cách phơi thuốc

Công việc phơi thuốc là một việc khá phức tạp và khó khăn cho người hái thuốc. Vì thu hái được thuốc tốt mang về mà phơi không đúng cách thì thuốc tốt sẽ thành xấu, thuốc có giá trị thành mất giá trị. Trong thuốc có nhiều bộ phận khác nhau nên cách phơi cũng phải nhiều cách khác nhau.

Vậy xin trình bày mấy cách phơi thuốc sau đây.

  • Phơi trong bóng mát (Phơi âm can)
  • Phơi ra nắng dưới ảnh mặt trời.
  • Phơi trong lò sấy.

4.1. Phơi trong bóng mát:

Hòa và bông phần nhiều có màu sắc và hương thơm. Nếu phơi ra nắng thì sắc và hương của hoa sẽ biến mất. Vậy nên các thứ hoa nói chung phải phơi trong bóng mát (âm can) nhưng cần rải ra cho mỏng và trăn trở luôn, đừng để cánh hoa và nhị hoa chồng lên nhau mà bị lục hoặc bị dập nát. Có những thứ hoa phải xông hơi nước sôi hoặc phải xôi qua rồi phơi chóng khô và cánh hoa được dính chắc không bị rụng rời thành hoa nát như hoa Cúc, bông Kinh giới…

Những lá cây, cành cây có mùi thơm cũng phải rải mỏng ra phơi âm can như cách phơi hoa thì mới khỏi biến mất hương vị. Mà hương vị đó rất có tác dụng trong việc chữa bệnh. Những vỏ cây và rễ cây, sau khi đã thu hái và chế biến sơ bộ rồi (vỏ cây thì rạch cắt bóc lôt thành phiến, rễ cây thì rửa sạch, cạo hết vỏ thô ngoài, bỏ lõi trong chỉ lấy nguyên phần thớ nạc) cũng phải rải mỏng mà phơi âm can. Tuy có lâu khô nhưng đảm bảo giữ được hương vị và phẩm chất.

4.2. Phơi ra nắng dưới ánh mặt trời.

Các thứ lá, vỏ và rễ hoặc quả, hột mà không có hương thơm thì có thể phơi ra nắng, có thứ cần chặt nhỏ ra ngoài mà phơi vào nong, vào liếp, có thứ để nguyên cành lá thì treo vào những sợi dây. Những loại cây mọc ở nơi ẩm thấp, âm u, cành lá có chứa nhiều nước thì cần phơi nắng cho chóng khô. Những vỏ và rễ cây là thứ chậm khô hơn nên cần rải mỏng ra nong hay ra iếp mà phơi. Những hột thì phải truốt rời ra từng hột.

 

Tóm lại, việc thu hái, phơi và giữ thuốc là một công việc phức tạp và tỉ mỉ đòi hỏi cẩn thận tuyệt đối. Chúng ta nên lưu ý để chất lượng thuốc được cao, có giá trị trên thị trường quốc tế và hiệu suất chữa bệnh đạt mức tối đa.

5 (100%) 3 vote[s]
Tags: