fbpx
mặt trời xuống núi sau cánh đồng hoa Cúc
Tháng Mười Hai 05,2017

Ngất ngây trước cánh đồng hoa Cúc chi tuyệt đẹp ở Hưng Yên

Vừa tuần rồi về quê thăm cánh đồng hoa Cúc còn chưa thấy gì, mà hôm qua anh tôi đã nhắn: “Cúc nở rồi, em về mà xem” trong lòng tôi háo hức vui khôn tả xiết. Sau một năm chờ đợi thì cuối cùng cũng đến mùa hoa Cúc nở rộ.

Cánh đồng Cúc 2 tháng tuổi

Ai cũng biết đến quê tôi, mỗi dịp giáp Tết là cánh đồng hoa Cúc lại nở rực rỡ nức danh khắp nơi. Thời điểm tháng 12, nếu như Hà Nội đang ngập tràn với Cúc họa mi Hồ Tây, thì Hưng Yên với thức uống thảo dược vừa tốt cho sức khỏe lại làm nức lòng người con xa quê.

Cánh đồng hoa Cúc trải dài đến tận chân trời

Cúc chi có tác dụng chính là thanh nhiệt, giải độc, an thần, đẹp da.

Nằm cách Hà Nội chỉ 15km về phía Bắc du khách đi qua cầu Vĩnh Tuy vào đường 5, tới thị trấn Như Quỳnh, rẽ chợ Như Quỳnh, Văn Lâm khoảng 2 km là tới cánh đồng hoa cúc thôn Nghĩa Trai. Hoặc du khách có thể đi tới đó bằng xe buýt số 40, bến cuối là Như Quỳnh, cách làng hoa 2 km, thời điểm này bạn có thể về quê tôi để thưởng trà Cúc, tận hưởng cảm giác thư hái, thanh bình của làng quê và tránh xa khói bụi nơi thành phố. Làng Nghĩa Trai, huyện Văn Lâm tỉnh Hưng Yên vốn nổi tiếng với cái tên: “Ngôi làng dược liệu”. Nhiều người còn đặt tên với biệt danh là “thủ phủ dược liệu của miền Bắc”. Bởi ở đây không chỉ có Cúc hoa mà còn trồng nhiều loại dược liệu khác, như Cốt khí củ, Ngưu tất, Mã đề, Tía tô, Đơn mặt trời… Làng nghề có truyền thống trăm năm làm thuốc và bốc thuốc chữa bệnh, và buôn bán dược liệu đi khắp nơi trong cả nước. Nhưng loài cây nổi tiếng nhất ở đây là Cúc chi, khi mà còn thu phục được cả sự khó tính của những vị khách Nhật Bản đến thăm ngôi làng.

Nghề hái Cúc của người dân làng Nghĩa Trai

Trồng cúc, hái cúc vừa là một nghề lại là nghiệp của bà con nơi đây. Cánh đồng nở rộ từ tháng 12 dương lịch đến trước Tết nguyên đá. Những bông cúc khoe sắc vàng đầy sức sống của một làng nghề dược liệu có truyền thống trăm năm. Đây là một loài thảo dược đã được dùng cách đây hàng trăm năm, đã từng là thức uống với tên gọi: “Trà Tiến vua“.

Ra đồng hái Cúc

Du khách đến tham quan cánh đồng cúc hoa không mất phí nhưng nên có ý thức giữ gìn, chú ý đi lại để không làm hư hại đến các luống hoa. Thời điểm thích hợp để chụp ảnh tại đồng cúc là vào sáng sớm. Người dân hái Cúc từ khi sáng sớm tới khi mặt trời xuống núi. Một vụ hoa Cúc từ khi trồng tới khi thu hoạch kéo dài từ 6 tháng, thu hoạch làm 2 đợt, mỗi đợt cách nhau 1 tháng. Hoa Cúc lúc mới ươm trồng rất sợ mưa, vì mưa sẽ làm cúc dập nát, dẫn đến thối hỏng và không lên được. Những năm thời tiết phụ lòng người, giá Cúc tăng rất cao.

mặt trời xuống núi sau cánh đồng hoa Cúc

Sắc vàng hoa Cúc khoe sắc đến khi mặt trời lấp sau rừng áng mây đêm.

Hoa Cúc Chi còn được gọi là Kim cúc có tên khoa học là chrysanthemum indicum để phân biệt với các loại Cúc làm cảnh và cúc khác. Cúc “tiến vua” còn được gọi là kim cúc, cúc hoa vàng hay hoàng cúc, thường được trồng làm cảnh, lấy pha trà hay làm thuốc. Sự tích kể lại rằng hoa kim cúc (người dân thường gọi tắt là hoa cúc) được trồng để dâng lên vua chúa làm dược liệu nên còn có tên gọi khác là cúc “tiến vua”. Đã có đề tài nghiên cứu cả khoa học và lâm sàng chứng minh rằng hoa Cúc có hoạt chất có khả năng ức chế tế bào ung thư.

Trẻ em ra đồng hái Cúc thuê

Đến ngày mùa, trẻ em cũng được huy động ra đồng hái Cúc giúp cha mẹ cho kịp không để Cúc nở quá to

Cúc phải thu hái lúc vừa chớm nở, khi đó mùi vị thơm ngon nhất và khi phơi sấy, bông cúc không bị rụng tạo ra nhiều vụn nát. Người làm Cúc khéo là người giữ được màu vàng tươi và không làm Cúc bị vụn nát ít nhất. Trung bình một ngày người đi hái cúc cả ngày sẽ được từ 20 – 30kg Cúc tươi. Tối đó về nhà sẽ phải xử lý ngay nếu không sẽ không giữ được màu vàng của Cúc. Mỗi kg Cúc thuê người hái sẽ phải trả từ 8 – 12.000đ.

Mẻ cúc được thu hái xong

Vẻ đẹp của cánh đồng hoa Cúc Hưng Yên được dân khắp nơi biết đến trong vài năm gần đây. Người dân thôn Nghĩa Trai trồng cúc “tiến vua” để làm dược liệu nên cây được chăm bón rất cẩn thận. Cánh đồng hoa được chia làm nhiều luống thẳng hàng lối, nên nhìn từ xa như một thảm vàng rực trải dài mê mải. Nhiều nơi đã lấy giống ở đây về trồng nhưng năng suất và chất lượng đều không bằng nơi bản địa. Trồng cúc yêu cầu có chất đất, khí hậu phù hợp và nhất là người trồng phải hiểu được “sở thích” của cúc. Đó là khi nào cần vun đất, khi nào cần làm cỏ, tươi phân với lượng bao nhiêu thì đủ.

Người dân thu hái Cúc hoa

Tới mùa hoa Cúc cả nhà sẽ được huy động đi hái không được để Cúc nở quá. Có nhiều khi phải thuê nhân công, kể cả không được giá Cúc nhưng nhân công thuê hái cúc vẫn rất cao để đảm bảo giữ được chất lượng tốt nhất. Mùa cúc “tiến vua” nở rộ cũng là lúc cánh đồng thôn Nghĩa Trai trở nên nhộn nhịp hơn với già trẻ gái trai bận rộn thu hoạch, và không ít du khách tới tham quan, chụp hình.

Bông Cúc thu hái tới tầm

Hoa cúc cũng được coi là một loại thảo dược có nhiều tác dụng trong việc thưởng thức cũng như chữa bệnh. Từ nhiều năm nay, cả hoa cúc khô và tươi đều được dùng để chế biến thành các loại trà. Các thành phần hoạt chất trong tinh dầu hoa cúc là Bisabolol được coi là có tác dụng chống kích ứng, chống viêm và chống vi khuẩn.

Người dân đi hái Cúc thuê

Đã từ lâu, thưởng thức một chén trà mang phong cách Trà Việt mang nhiều ý nghĩa. Màu nước vàng sánh, trong xanh, mùi hương hoa tự nhiên, là hình ảnh đất nước Việt Nam rừng vàng biển bạc trù phú, vị ngọt mát của trà chính là tâm hồn người Việt giàu nghĩa tình, thủy chung, chân thành.
Theo Đông y, trà hoa cúc là có nhiều tác dụng y học như chữa đau họng, hạ sốt, giảm mụn do có tính mát. Tại Triều Tiên, loại trà này giúp người uống giữ đầu óc tỉnh táo. Trong Tây y, trà hoa cúc dùng uống hoặc đắp gạc nhằm chữa suy giãn tĩnh mạch chân hoặc xơ vữa động mạch.

Y học Trung Quốc cho rằng trà hoa cúc có khả năng làm sạch gan và mắt. Gan gắn với hành Mộc điều khiển mắt, gắn liền với sự bực dọc và căng thẳng (“can chủ nộ”). Người ta tin rằng trà có tác dụng chữa đau mắt do căng thẳng hoặc do mất cân bằng âm (thiếu nước). Trà cũng được dùng để chữa chứng mắt nhìn mờ hay nhìn thấy đốm, suy giảm thị lực hoặc hoa mắt chóng mặt. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh các quan niệm này là đúng.

Cuối ngày mang Cúc trở về

HOA CÚC – MỘT CÁCH LÀM ĐẸP CẦU KỲ CỦA TỪ HY THÁI HẬU

Từ Hy Thái Hậu (cuối đời nhà Thanh) là một người đàn bà cực kỳ nổi tiếng trong lịch sử phong kiến Trung Quốc. Bà nổi tiếng không chỉ bởi ảnh hưởng của bà tới lịch sử cận đại nước này mà còn vì khao khát làm đẹp hiếm thấy. Bà vốn không phải là người quá xinh đẹp nhưng bà lại vô cùng thích đẹp, nỗ lực của bà có lẽ chẳng người phụ nữ nào sánh kịp.

Phương thuốc mùa thu
Mỗi ngày ngay khi tỉnh giấc, Từ Hy Thái Hậu phải lấy tinh chất của hoa cúc dấp lên mặt lên cổ, sáng ra ngủ dậy bà lại dùng bột ngọc trai bảo vệ da; đánh răng bằng bột làm chắc răng, bột hoa cúc, bột dưỡng tóc, nước hoa cho tóc…
Có lẽ vì nỗ lực làm đẹp với cường độ cao như vậy nên vẻ đẹp của Từ Hy Thái Hậu từng được ghi lại là “sắc nước hương trời có một không hai, làm say đắm con mắt của nhà vua trẻ tuổi Hàm Phong:
“Ngũ quan của nàng không có chỗ nào chê được. Đặc biệt là làn da của nàng, trong cái trắng có cái hồng, trong hồng có phấn, nước da như phát sáng. Màu da càng làm tăng thêm vẻ đẹp của nàng, khiến nàng đẹp khác thường. Tuy khuôn mặt nàng có nét buồn, nhưng nét buồn đó lại như bù đắp cho nàng cái gì đó chưa đầy đủ…”.

Sở dĩ có được vẻ đẹp như vậy, ngoài cách kiên trì giữ gìn sức khỏe của mình, bà rất chú trọng đến việc chăm sóc nhan sắc và có rất nhiều phương pháp làm đẹp độc đáo. Tùy theo tình trạng tâm lý, tuổi tác của thái hậu mà ngự y bào chế các phương thuốc cho phù hợp.
Dẫu là vị thái hậu bị oán chê nhiều nhất trong lịch sử, dẫu bà ta không phải là nhân vật anh hùng gì, nhưng trong lĩnh vực dưỡng sinh thì Từ Hy làm rất tốt. Ở đây, chúng ta chỉ nhắc tới phương “Cúc hoa diên linh cao” của bà.
Từ cái tên gọi là bạn đọc có thể đoán ra được mục đích của sử dụng trường kỳ của Từ Hy là kéo dài tuổi thọ. Từ Hy có thể thọ 73 tuổi vào thời đó là không thể phủ nhận được tác dụng nhất định của cao hoa cúc.

 

Cúc được lọc sạch lại

Cúc mang về được người dân xử lý trong ngày để giữ được màu cho hoa Cúc và đảm bảo độ tươi ngon

Đây là phương thuốc bí truyền trích từ trong cuốn “Từ Hy Quang Tự y phương tuyển nghị”của Trần Khả Dực đời nhà Thanh. Sở dĩ phương thuốc này được chọn giới thiệu vì sự tối giản trong nguyên liệu của nó, thành phần dược liệu ở đây chỉ là những cánh hoa cúc tươi và mật ong.
Chế đơn giản như sau: Đem những cánh hoa cúc tươi (mỗi lần có thể nấu chừng 2kg; nếu là hoa cúc khô thì có thể nấu mỗi lần chừng 500g là vừa) đổ ngập nước, nấu còn một nửa, lọc bỏ bã, lấy nước cô lại cho đặc. Trộn nước thuốc này với mật ong để nấu thành cao. Ngày uống 2-3 lần, mỗi lần dùng 12-15g pha với nước sôi để nguội, lúc đói bụng.

Thấu hiểu truyền thống văn hóa từ ngàn đời xưa và muốn giữ lại nét tinh túy phong cách trà Việt, ATIFRESH xin giới thiệu các sản phẩm trà được làm từ hoa cúc thiên nhiên rất tốt cho sức khỏe.
Hương vị trà có vị tự nhiên, tươi mát. Nguyên liệu sản xuất trà luôn tươi mới, đảm bảo được tính an toàn tuyệt đối, không dùng hóa chất kích thích tăng trưởng, không sử dụng chất bảo quản… đáp ứng yêu cầu ngặt nghèo của các công đoạn sản xuất sản phẩm trà Việt.

Cúc hoa sấy bằng điện

Ngày xưa người dân thường sấy hoa cúc bằng diêm sinh để bảo quản được lâu. Điều đó vô tình gây hại, làm mất hương vị ngon của hoa cúc và thậm chí nếu không kiểm soát được liều lượng thì sẽ gây độc cho người dùng.
Hiện nay chúng tôi đã đầu tư được hệ thống sấy bằng lò sấy điện. Hoa cúc được thu hái cẩn thận, sấy khô bằng lò sấy điện và không sử dụng bất kỳ chất bảo quản nào. Giúp tạo ra được những ly Cúc hoa trà với chất lượng và mùi vị thơm ngon.

Thành phẩm hoa Cúc

PHÂN BIỆT CÚC XÔNG SINH VÀ CÚC SẤY ĐIỆN
Bạn sẽ dễ dàng so sánh và phân biệt hoa được sấy điện và không dùng chất bảo quản với loại hoa được xông/sấy với Diêm sinh (Lưu huỳnh) đó là hoa được sấy bằng diêm sinh thì các cánh hoa dính vào nhau, bết lại, độ ẩm cao cũng không bị mốc, màu hoa xỉn không vàng tươi.

Cúc hoa đã chế biến xong

Còn hoa được sấy điện và không dùng bất kỳ chất bảo quản nào như chúng tôi đang làm thì sẽ phải sấy thật khô, các cánh hoa vẫn rời nhau và giữ nguyên hình dạng của bông hoa cúc tươi. Cánh hoa cúc được sấy điện rất dễ bị vụn và rời ra khỏi bông, nhưng khi pha thì bạn sẽ cảm nhận được ngay mùi thơm ngọt ngào tự nhiên của hoa cúc.

 

 

Thành phẩm Cúc hoa

Công dụng của trà hoa Cúc:

Làm dịu tâm trạng
Trà hoa cúc Hưng Yên là một loại trà thảo dược nổi tiếng có giá trị chữa bệnh về tâm thần. Nó có thể làm dịu tâm trạng và giãn cơ. Vì có tính an thần nhẹ nên loại trà này cũng là một biện pháp giúp khắc phục chứng mất ngủ. Nếu bạn gặp rắc rối với giấc ngủ, bạn có thể uống một tách trà trước mỗi lần đi ngủ để dễ ngủ hơn.

Tính ấm của trà hoa cúc ấm áp còn giúp giảm các triệu chứng kích thích trong dạ dày. “Uống trà hoa cúc hàng ngày có thể làm giảm mức đường huyết, tránh mức đường trong máu cáo và các biến chứng bệnh tiểu đường,” Ishi Khosla, một nhà dinh dưỡng lâm sàng ở Delhi (Ấn Độ) nói.

Tốt cho da và mắt
Hoa cúc rất giàu chất chống oxy hóa và được coi là chất chống viêm và chống vi khuẩn trong tự nhiên rất hiệu quả. Vì vậy, nó cũng có tác dụng giữ cho da bạn không bị mụn trứng cá hoặc các loại mụn nhọt khác. Nhờ có tính chất chống vi khuẩn, mà trà hoa cúc còn có thể ngăn ngừa sự lão hóa trong cơ thể, làm sạch cơ thể, tăng cường nước cho da để tránh khô da, ngứa da…
Sử dụng túi trà hoa cúc đặt trên mắt cũng là một phương thuốc hiệu quả trong việc chữa quầng thâm và tránh bọng mắt.

Giảm chứng chuột rút trong kì kinh nguyệt
Người Ai Cập cổ đại sử dụng trà hoa cúc để làm dịu các cơn đau bụng kinh và điều này vẫn đúng cho tới tận bây giờ. Một nghiên cứu cho thấy uống trà hoa cúc tăng lượng glycine trong nước tiểu, một hợp chất giúp ổn định sự co thắt cơ. Các nhà nghiên cứu tin rằng đây là lý do tại sao trà hoa cúc giúp giảm các chứng chuột rút trong kì kinh nguyệt.

Thưởng thức trà hoa Cúc với bánh ngọt

Ngoài các tác dụng trên, trà hoa cúc còn có nhiều tác dụng khác nữa như: tăng cường miễn dịch và giúp chống lại cảm lạnh (nhờ có tính chất kháng khuẩn của nó), hữu ích trong điều trị bệnh trĩ, dùng làm thuốc đắp vào các vết thương để mau lành, chống lại các loại tế bào ung thư…

Mặc dù trà hoa cúc nổi tiếng với tác dụng thư giãn và không chứa chất caffeine, nhưng Học viện Quốc gia Hoa Kỳ Y tế khuyến cáo phụ nữ mang thai không nên tiêu thụ loại trà này, vì nó có thể gây ra các cơn co thắt tử cung. Nó cũng có thể gây phát ban dị ứng ở bệnh nhân hen và những người có làn da nhạy cảm. Những người bị rối loạn chảy máu hoặc chất làm loãng máu nên tránh hoa cúc, vì nó có chứa coumarin và có thể làm tăng nguy cơ chảy máu.

Chén trà hoa Cúc

Hoa Cúc rất hợp để thưởng thức với các loại bánh ngọt. Sự kết hợp từ vị thanh của cúc và giảm bớt vị ngọt của bánh sẽ là sự hòa quyện tuyệt vời.

Đề tài của sinh viên với trà hoa Cúc

Với những vẻ đẹp và tác dụng tuyệt vời của trà hoa Cúc, Atifresh đã truyền cảm hứng và đồng ý để các bạn sinh viên thực hiện một đề tài qua môn học của mình.

Chia sẻ với bạn đọc những thông tin về hoa Cúc Hưng Yên. Để mua hàng chính hãng, cúc sạch không có chứa diêm sinh, mời bạn đọc liên hệ qua số: 0936 488 420 hoặc 0164 616 2188

Hoặc gửi tin nhắn trực tiếp TẠI ĐÂY

Xem thêm: Trà Cúc hoa Hưng Yên – Thanh nhiệt, an thần, dễ ngủ, đẹp da, sáng mắt

5 (100%) 2 vote[s]